Hãng Vietnam Airlines
Vietnam Airlines có số chặng bay nội địa và quốc tế nhiều nhât Việt Nam, với hơn 300 chặng bay trong và ngoài nước.
Lịch sử ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 8 tháng 6 năm 1951, với sự thành lập của hãng hàng không dân dụng đầu tiên Air Vietnam. Với số vốn 18 triệu piastre (tức 306 triệu franc Pháp), hãng được hình thành bởi 6 cổ đông ban đầu là Chính phủ Quốc gia Việt Nam (50%), hãng Air France (33,5%), Vận tải hàng không Ðông Dương (SITA) (11%), Vận tải biển (Messageries maritimes) (4,5%), Hiệp hội hàng không vận tải (Union aéronautique des transports) (0,5%), và Aigle Azur Indochine (0,5%). Năm 1968, hãng tái cơ cấu lại vốn, chính phủ Việt Nam Cộng hòa mua lại các phần góp và tăng vốn kiểm soát lên 75% và Air France giảm còn 25%.
Từ một đội bay nhỏ gồm 5 chiếc Cessna 170, với các điểm đến chủ yếu tới những thị trấn nhỏ khắp Việt Nam, Air Vietnam dần phát triển mạnh lên thêm về số lượng máy bay cũng như hệ thống đường bay quốc tế trong suốt 24 năm tồn tại Ở miền Bắc, ngành hàng không dân dụng bắt đầu từ ngày 15 tháng 1 năm 1956, khi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Đây được xem là ngày thành lập chính thức của Hàng không Việt Nam hiện tại. Với một đội máy bay nhỏ gồm 5 chiếc của miền Bắc, hàng không Việt Nam mở đường bay quốc tế đầu tiên tới Bắc Kinh. Trong những năm sau đó, về danh nghĩa, nhiều tuyến bay quốc tế được mở đến các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa, thậm chí đến một số nước phương Tây, nhưng trên thực tế đều thực hiện quá cảnh sang Trung Quốc.
Vào ngày 15 tháng 4 năm 2009, Tổng giám đốc của Vietnam Airlines – ông Phạm Ngọc Minh đã ký văn bản thỏa thuận tham gia liên minh hàng không lớn thứ 2 thế giới – SkyTeam vào giữa năm 2010 .Với việc này, Vietnam Airlines sẽ là đối tác quan trọng của các thành viên trong SkyTeam trên toàn thế giới cũng như tại khu vực Đông Nam Á và hành khách sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines có thể đến hơn 950 điểm đến trên khắp thế giới và hành khách của hãng chỉ cần làm thủ tục 1 lần cũng như được thừa hưởng nhiều quyền lợi khác sau khi hãng gia nhập SkyTeam.
Bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 năm 2009, Vietnam Airlines sẽ chính thức đưa hệ thống Phục vụ hành khách mới vào khai thác. Hệ thống phục vụ hành khách mới là tập hợp nhóm các giải pháp kỹ thuật đồng bộ được thiết kế và phát triển bởi công ty Sabre Airlines Solutions (Hoa Kỳ), một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung ứng giải pháp công nghệ thông tin cho ngành hàng không thế giới. Hệ thống giải pháp nàycủa Sabre hiện đang được nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới như American Airlines, Gulf Air, Aeroflot… sử dụng và đánh giá cao về sự tiện dụng cũng như tính ổn định trong quá trình khai thác.
Vietnam Airlines dự kiến sẽ mở đường bay thẳng tới Los Angeles, Mỹ bằng loại máy bay Airbus-380 hoặc Boeing 787 hoặc Boeing 777
Các điểm đến:
Châu Á:
Đông Bắc Á: Trung Quốc- Bắc Kinh (Sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh), Quảng Châu (Sân bay quốc tế Bạch Vân Quảng Châu), Hồng Kông (Sân bay quốc tế Hồng Kông), Côn Minh (Sân bay quốc tế Vu Gia Bá), Thượng Hải (Sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải), Đài Loan, Cao Hùng (Sân bay quốc tế Cao Hùng), Đài Bắc (Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan), Nhật Bản, Fukuoka (Sân bay Fukuoka), Nagoya (Sân bay quốc tế Chubu), Osaka (Sân bay quốc tế Kansai), Tokyo (Sân bay quốc tế Narita), Hàn Quốc, Busan (Sân bay quốc tế Gimhae), Cheongju (Sân bay Cheongju), Daegu (Sân bay Deagu) theo mùa, Seoul (Sân bay quốc tế Incheon)
Đông Nam Á: Myanmar, Yangon (Sân bay quốc tế Yangon), Campuchia, Phnom Penh (Sân bay quốc tế Pochentong), Siem Reap (Sân bay quốc tế Angkor), Lào, Viêng Chăn (Sân bay quốc tế Wattay), Luang Prabang (Sân bay quốc tế Luang Prabang), Malaysia, Kuala Lumpur (Sân bay quốc tế Kuala Lumpur), Singapore (Sân bay quốc tế Changi Singapore), Thái Lan -Bangkok (Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi Bangkok)
Miền Bắc: Điện Biên Phủ (Sân bay Điện Biên Phủ) , Hà Nội (Sân bay quốc tế Nội Bài) – Trụ sở chính, Hải Phòng (Sân bay Cát Bi), Vinh (Sân bay Vinh),
Miền Trung: Đồng Hới (Sân bay Đồng Hới), Chu Lai (Sân bay Chu Lai), Đà Nẵng (Sân bay quốc tế Đà Nẵng), Huế (Sân bay Phú Bài), Khánh Hòa (Sân bay Cam Ranh), Pleiku (Sân bay Pleiku), Qui Nhơn (Sân bay Phù Cát),
Miền Nam: Buôn Ma Thuột (Sân bay Buôn Ma Thuột), Cà Mau (Sân bay Cà Mau), Cần Thơ (Sân bay quốc tế Trà Nóc), Côn Đảo (Sân bay Cỏ Ống), Đà Lạt (Sân bay Liên Khương), Thành phố Hồ Chí Minh (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) – Trụ sở chính, Phú Quốc (Sân bay Phú Quốc), Rạch Giá (Sân bay Rạch Giá).
CHÂU ÂU: Pháp, Paris (Sân bay quốc tế Charles De Gaulle), Đức, Frankfurt (Sân bay quốc tế Frankfurt), Nga, Moskva (Sân bay quốc tế Domodedovo)
CHÂU ĐẠI DƯƠNG: Úc, Melbourne (Sân bay Melbourne), Sydney (Sân bay quốc tế Kingsfort Smith)
VietNam Airlines liên doanh với VASCO
Vietnam Airlines do Chính phủ Việt Nam sở hữu, hãng còn có công ty con là Công ty Bay dịch vụ Việt Nam VASCO.
Trước năm 2005, hãng đã từng nắm giữ đến 86% cổ phần của hãng hàng không cổ phần Jetstar Pacific, với tư cách đại diện cho cổ phần của chính phủ Việt Nam. Trong tương lai, hãng con VASCO cũng sẽ được tách riêng thành hãng hàng không độc lập.
Vietnam Airlines tăng trưởng tốt với số lượng hành khách tăng 37% mỗi năm cho đến 1997 khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và những yếu tố tiêu cực khác làm giảm hiệu quả kinh doanh của hãng. Tuy vậy, hãng vẫn có lợi nhuận trong suốt cuộc khủng hoảng. Trong hai năm 1996 và 1997, hãng thông báo lợi nhuận hơn 100 triệu USD mỗi năm. Năm 1998, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn khoảng 7 triệu USD. Lợi nhuận tăng lên 59 triệu USD vào năm 1999. Sau vụ tấn công 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ, trong lúc nhiều hãng hàng không phải vật lộn, thu nhập từ vận tải hành khách của Vietnam Airlines lại tăng đột ngột. Hãng đã vận chuyển hơn 4 triệu hành khách trong 4/9/13 Hãng hàng không quốc gia Việt Nam- VietnamAirlines.
Năm 2002, tăng 18% so với năm trước. Vận chuyển hàng hóa tăng 20% trong cùng thời kì đó. Và kết quả là năm 2002, lợi nhuận của hãng tăng lên 35,77 triệu USD. Bất chấp sự bùng phát của dịch SARS, hãng thông báo lợi nhuận 26,2 triệu USD trong năm 2003. Trong vòng 11 tháng đầu năm 2005, hãng vận chuyển 6,8 triệu lượt khách với thu nhập gần 1,37 tỷ USD. Năm 2007, hãng đã vận chuyển 8,1 triệu hành khách.
Tình hình tài chính của Vietnam Airlines tăng trưởng khá tốt. Hãng đang có kế hoạch tăng số máy bayvà số điểm đến trong những năm sắp tới. Vietnam Airlines nắm giữ 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam. Điều nàyrất có ý nghĩa đối với hãng vì hai phần ba thu nhập của hãng là từ hành khách quốc tế.
- Trang trước
- Trang sau >>
Chia sẻ
TỔNG ĐÀI ĐẶT VÉ
![]() |
(08)66.757.033 |
(08)66.757.044 | |
![]() |
090 878 3459 |
01267 597 779 | |
![]() |
0906.336.494 |
Who's Online
Trang web hiện có:
11 guests & 0 thành viên trực tuyến
Hình ảnh
Qantas
China Airlines
Lion Air
Lion Air là một hãng hàng không tại Jakarta, Indonesia. Hãng có 35 điểm bay ...